Wednesday, March 23, 2016

PHẦN NÂNG CAO:
Trong Ichimoku có 3 lý thuyết mà là phần cốt lõi của nó.
+  Luận không gian và thời gian.
+  Luận dao động sóng.
+  Luận về đo lường giá trị.
Trong đó,
+ Luận về không gian – thời gian là phức tạp nhất, khó hiểu nhất và các con số là bí ẩn nhất.
+ Luận về dao động sóng là có thể nhìn được bằng mắt thường nhưng lại rắc rối nhất.
+ Luận về đo lường giá trị thì hấp dẫn nhất và đòi hỏi kỹ thuật tính toán.

1., Luận về không gian – thời gian:

+ Con số cơ bản:    
Hosoda đã dành 4,5 năm trời để nghiên cứu về các con số. Bởi vì vào thời đó, máy tính chưa được phổ biến cho nên việc tính toán hết sức khó khăn. Ông đã huy động hơn 2,000 sinh viên để ngồi tính toán. Một công việc hết sức vất vả. Cuối cùng ông cũng tìm ra được 3 con số cơ bản mà không chỉ quan trọng trong Ichimoku mà còn có ý nghĩa ngoài đời thực nữa.
Có 3 con số mà ông xem như là cơ bản. Đó là 9; 17; 26.
Các con số này đã giải thích lý do tại sao  Tenkan, Kijun được ấn định là 9 khoảng và 26 khoảng, còn cái việc xem con số 9 và 26 như là ngày giao dịch ở Nhật Bản lúc đó là hoàn toàn sai bét.
Vậy điều này có ý nghĩa gì? Với những ai đang hỏi câu này, hiện tại đang điều chỉnh cài đặt thông số chuẩn thì nên cân nhắc lại và tốt hơn hết là đừng bao giờ chỉnh sửa lại các thông số đó ( 9,26,52). Đây là 1 lời khuyên chân thành.
+ 10 con số
Mặc dù có 3 con số cơ bản nhưng có tất cả là 10 con số - và các con số này được tổng hợp nên từ các con số cơ bản cả. Chúng được liệt kê : 9;17;26;33;42;65;76;129;172; 200~257. Đây là các con số mà có khả năng gây đảo chiều cho thị trường.
Bây giờ hãy làm phép tính toán nhanh :
17 = 9 + 9 -1
26 = 9 + 17
33 = 17 + 17 – 1
42 = 33 + 9
65 = 33 + 33 – 1
76 = 33 + 42 + 1
129 = 65 + 65 -1
172 = 129 + 42 – 1
200 = 172 + 26 + 2
257 = 129 + 129 – 1

Cho nên tất cả các con số đều có liên quan và bao gồm các con số cơ bản ở trong đó.
Công thức tính quy luật các con số: 9 x n – (n-1) = 9 + [8 x ( n-1)]
Trong đó, 9 là con số cơ bản.
n là chu kỳ ( n = 1,2,3,4,……)
8 là con số độ lệch pha. Tức con số Ichimoku hơn nhau 8 đơn vị.
Ví dụ:
Áp dụng công thức : 17 = 9 x 2 – (2-1) = 9 + [8 x ( 2 – 1)].
                                 25 = 9 x 3 – (3-1) = 9 + [8 x ( 3 – 1)].
Tương tự tính như vậy cho đến con số Ichimoku cuối cùng là 257.
Con số Ichimoku : 25 – 17 = 8, 33 – 25 = 8
Suy ra ta có thể tính toán được con số sau 65 là 73 ( 65 + 8 = 73).Sau 73 là 81 ( 73 + 8 = 81), sau 81 là 89 ( 81 + 8 = 89),…..
Hãy chú ý : có 1 cái tên dành cho 3 con số cơ bản, đó là :
9 – 1 đoạn
17 – 2 đoạn
26 – 1 khoảng
Luận về  không gian - thời gian nên được kết hợp với 2 cái luận còn lại, tức là luận về sóng và luận về giá.Tất cả các con số trên chính là con số mà theo Hosoda là có khả năng xảy ra đảo chiều nhất. Giá có xu hướng phản ứng lại rất mạnh xung quanh những con số này. Tuy nhiên, đây là thị trường và không có cái gì là cố định cả - cho nên đừng quá cứng nhắc vào các con số đó 1 cách rập khuôn. Hãy tương đối nó để xem như là xác suất giá sẽ đảo chiều hay hồi lại nhất vào các con số đó mà thôi.
Hình trên mô tả ứng dụng của các con số trong phân tích để xác định hướng của giá trong tương lai.
Ø  Ứng dụng luận không gian – thời gian vào phân tích.
Biều đồ vàng hàng ngày (22/2/2013)
*     Nguyên tắc :
- Hãy bắt đầu từ đỉnh ( mức cao nhất) đến đáy  ( mức thấp nhất) – tức chọn ngày tạo đỉnh ( ở trên là đỉnh ngày 5/10/2012 ) và tạo đáy là ngày 20/2/2013).
Bắt đầu đếm nến như sau :
+  Đo từ  đỉnh đến đáy : ta có 6 đỉnh từ cao đến thấp trong khoảng thời gian 5/10/12 – 20/2/13.
Từ ngày 5/10/12 – 20/2/13 : 97 cây nến.
Từ ngày 26/11/12 – 20/2/13 : 61 cây nến.
Từ ngày 12/12/12/ - 20/2/13 : 49 cây nến.
Từ ngày 2/1/13 – 20/2/13 : 36 cây nến.
Từ ngày 22/1/13 – 20/2/13 : 21 cây nến.
Từ ngày 7/2/13 – 20/2/13 : 9 cây nến.
+ Đo từ đáy đến đáy : ta cũng có 6 đáy  trong khoảng thời gian 5/10/12 – 20/2/13
Từ ngày 5/11/12 – 20/2/13: 76 cây nến.
Từ ngày 16/11/12 – 20/2/13 : 65 cây nến.
Từ ngày 5/12/13 – 20/2/13: 51 cây nến.
Từ ngày 20/12/13 – 20/2/13 : 42 cây nến.
Từ ngày 4/1/13 – 20/2/13 : 33 cây nến.
Từ ngày 28/1/13 – 20/2/13 : 17 cây nến.

Sau khi đếm được tổng cộng 6 đỉnh và 6 đáy sẽ hình thành trong tương lai. Ta sẽ lấy ngày tạo đáy, tức 20/2/13 làm ngày đối xứng.

CHÚ Ý : CHÚNG TA CHỈ TÍNH NGÀY TẠO ĐÁY TRONG TƯƠNG LAI DỰA THEO NGUYÊN TẮC CHU KỲ THỜI GIAN ĐƯỢC ĐO TỪ ĐÁY ĐẾN ĐÁY ( BỞI VÌ ĐÁY ỔN ĐỊNH VÀ ÍT BIẾN ĐỘNG HƠN ĐỈNH NÊN ĐO TỪ ĐÁY ĐẾN ĐÁY SẼ CHÍNH XÁC HƠN).

Ta có, ngày tạo đáy trong tương lai lần lượt như sau :
28/1/13 --------17-------20/2/13-----17--------15/3
4/1/13 --------- 33-------20/2/13------33-----------5/4/13
20/12/13------- 42-----20/2/13--------42--------------18/4/13
5/12/13---------51------20/2/13-------51--------------------3/5/13
16/11/12--------65---- -20/2/13------65-------------------------23/5/13
5/11/12 --------76-------20/2/13------76--------------------------------28/6/13.
Cuối cùng, ta nối lại sẽ được 2 đoạn sóng như trong hình vẽ ở biểu đồ dưới. Lưu ý, 2 đoạn sóng đó là 2 trường hợp sẽ xảy ra trong tương lai – sóng đó là sóng chu kỳ - thời gian chứ không phải là sóng của giá. Tuỳ theo tình hình thị trường để chúng ta điều chỉnh sao cho phù hợp với xu hướng. Như vậy, ta sẽ biết được xu hướng giá sắp tới và thời gian xảy ra trong tương lai.
Nhìn vào hình vẽ sóng thì rất có thể vàng vẫn đang trong 1 xu hướng giảm. Và xu hướng này sẽ kéo dài đến cuối tháng 4 – và giữa tháng năm. Lúc đó, giá mới có thể phá mây để hình thành 1 uptrend. Vì vậy, từ đây đến khoảng thời gian đến đó, dự đoán vàng sẽ tiếp tục giảm mạnh xuống mốc 1525 – 1500. Đây có thể xem như là đáy của vàng. Thời điểm để BUY vàng tốt hơn hết là từ 6 – 25/3. Sau đó thoát lệnh bởi rất có thể nó sẽ giảm sâu vào tháng 4.

HÃY NHỚ :
·        NGÀY TẠO ĐÁY HOẶC ĐỈNH ĐỀU SAI LỆCH TỐI ĐA 8 CÂY NẾN TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI  ĐỘ LỆCH PHA LÀ 8 VÀ TỐI THIỂU LÀ 1 -2 CÂY NẾN.
·        KHI TÍNH NGÀY SẼ KHÔNG TÍNH 2 NGÀY THỨ 7 VÀ CHỦ NHẬT BỞI VÌ THỊ TRƯỜNG KHÔNG GIAO DỊCH 2 NGÀY ĐÓ.

Ø  Hình ở dưới là ví dụ về ngày đối xứng giữa các điểm (ngày) đỉnh/đáy. Các ngày tạo đáy/đỉnh trong quá khứ sẽ được lấy đối xứng để dự đoán ngày tạo đỉnh/đáy trong tương lai thông qua 1 trục đối xứng ở hiện tại.
( Cách làm tương tự như ví dụ ở trên).
+ Con số bằng nhau:
Trong trường hợp thị trường không tuân theo duy luật của các con số cơ bản thì ông Hosoda đưa ra lời đề nghị hãy dùng các con số bằng nhau. Nếu xét thấy chu kỳ giữa các con sóng = nhau thì ta có thể suy luận ra được chu kỳ tiếp theo. Ví dụ như hình dưới đây:
Để ý thấy các chu kỳ của gold đều tuân theo con số 53- 54 nên từ đây chúng ta cũng có thể suy luận được chu kỳ tiếp theo cũng sẽ diễn ra 53- 54 phiên.
2., LUẬN VỀ DAO ĐỘNG SÓNG :
+ Biến động sóng cơ bản: Có 3con sóng cơ bản
1., Sóng I
2., Sóng V
3., Sóng N
Trong đó, Sóng I là 1 chân, sóng V là 2 chân và sóng N là 3 chân.


Hãy xem hình dưới đây :
+ Biến động I : là biến động sơ cấp tức là xu hướng chính
+ Biến động V : chỉ là biến động thứ cấp tức là độ hồi lại của giá.
+ Biến động N : là biến động tăng tốc cho xu hướng của biến động chính ( biến động I).
·        Kết hợp con số Ichimoku và sóng.
Hình này mô tả biến động của giá kết hợp với các con số cơ bản trong Ichimoku. Có 3 giai đoạn:
+ Biến động chính xảy ra đầu tiên vào 9 phiên đầu ( tương đương với sóng I).
+ Sau đó hồi lại khoảng phiên thứ 17 ( sóng V).
+ Tăng tốc theo xu hướng chính trước đó để tạo thành sóng N vào phiên thứ 26.
+ Biến động sóng trung gian:
+ Sóng Y : Để nhận diện ra sóng Y là : Khi 2 đường Kijun phẳng và Senkou Span B phẳng ( mây phẳng) gần như trùng nhau tạo nên 1 đường thẳng nằm ngang. Khi đó, giá dao động rất mạnh với biên độ lớn xung quanh đường thằng này. Và thông thường, sau con sóng Y này là 1 xu hướng tăng.
+ Sóng P : tương tự như sóng Y…Nhưng có khác 1 chút xíu đó là : các đáy và đỉnh sau đều thấp hơn đáy/đỉnh ở trước đó. Xu hướng theo sau con sóng P này, tuỳ thuộc vào giá phá vỡ mức cản trên hay dưới.
3., LUẬN VỀ ĐO GIÁ TRỊ:

+ Công thức dành cho Bull – Mô hình tăng
+ Công thức dành cho Bear – Mô hình giảm
     LƯU Ý:
a. 4 công thức trên được áp dụng dựa vào độ dốc hay thoải của AB ( nghiêng bao nhiêu độ) và khoảng BC tức là độ hồi lại của C là bao nhiêu %? Khi xác định độ hồi của C nằm ở khoảng nào thì ta áp dụng công thức đó để tính toán. Nên nhớ tỷ lệ của Ichimoku là 0.25, 0.5, 0.65, 0.75, 0.8, 0.85. Khác với tỷ lệ Fibonancy. Ví dụ,  khi ta thấy đoạn AB rất dốc và độ hồi lại của C xuống sâu khoảng 0.25 thì hãy áp dụng công thức tính V.
b. Ta sẽ chia ra các mức “ ngắm bắn” thành 4 khoảng tương đương với mức độ tăng dần :
+ Mục tiêu NT là thấp nhất : Kí hiệu D0 ( ít khi sử dụng bởi mục tiêu thấp).
+ Mục tiêu N là tương đối :  Kí hiệu D1
+ Mục tiêu V là cao : Kí hiệu D2
+ Mục tiêu E là cao nhất :  Kí hiệu D3

HÃY NHỚ RẰNG : 1 mẹo nhỏ ở đây là để thuận tiện cho chúng ta khỏi cần xác định  đoạn AB dốc hay thoải? Độ hồi của C là bao nhiêu? Ta sẽ áp dụng luôn 4 công thức trên để tính toán. Khi ta “ ngắm bắn” trúng mục tiêu nào rồi, nếu giá phá qua mục tiêu đó thì rất có khả năng giá sẽ đi lên tiếp mục tiêu thứ 2, nếu phá mục tiêu thứ 2 sẽ là mục tiêu 3. Ở đây tương đương với các mục tiêu từ thấp đến cao : NT, N, V, E tương đương D0, D1, D2, D3. Nhưng thông thường khuyến khích nên sử dụng công thức N và V là hiệu quả nhất.
Ø  Các bước tính toán biên độ giá trị
Bước 1: Xác định xu hướng để xem nên áp dụng công thức nào cho đúng? Nếu Bull thì áp dụng công thức của Bull – Nếu Bear thì áp dụng công thức dành cho Bear – Hãy nhớ, không được lẫn lộn công thức.
Bước 2 : Xác định các điểm A, B, C. Sau đó kẻ 1 đường nằm ngang để xem các điểm đó có giá trị bao nhiêu.
Bước 3 : Áp dụng công thức tính toán ( áp dụng tính toán luôn cả 4 công thức NT, N, V, E nếu như không xác định được đoạn AB nghiêng bao nhiêu độ? đoạn BC hồi bao nhiêu phần trăm?). Các giá trị tính được D0, D1, D2, D3 chính là biên độ giá sẽ hướng đến, đồng thời cũng sẽ là mức hỗ trợ/kháng cự trong tương lai.

·        Áp dụng vào tính toán cho biều đồ vàng hàng ngày( 22/2/2013).

Nhìn vào biều đồ, ta sẽ áp dụng công thức đo giá trị cho Bear – Xu hướng giảm. Trước tiên ta phải xác định các điểm A, B, C như trên hình vẽ.
Với A = 1794,90
B = 1676.46
C = 1753.30
Bây giờ hãy tính :
D1 = N = C – ( A – B) = 1753.30 – ( 1794.90 – 1676.46) = 1634.86 ( trúng).
D2 = V = B – ( C – B) = 1676.46 – ( 1753.30 – 1676.46) = 1599.62 ( trúng)
D3 = E = B – ( A – B) = 1676.46  - ( 1794.90 – 1676.46) = 1558.02 ( trúng).
Tất cả các mục tiêu trên chúng ta đều đã “ ngắm bắn” trúng. Hiện tại, ta thấy giá đã hồi lại tại mục tiêu D3, tức mục tiêu cao nhất. Rất có thể nó sẽ quay lại mức D2 như trên hình vẽ. Đồng thời, bằng mắt thường ta cũng thấy giá hiện tại đã ở khoảng cách rất xa mây nên dự đoán nó sẽ bị mây hút trở về để retest thêm lần nữa. Điều này cũng cố thêm cho việc “ ngắm bắn” mục tiêu là chuẩn xác. Và sau đó, có thể vàng sẽ giảm mạnh xuống khoảng mốc 1525 – 1530. Nếu đây là sự thật, rất có thể  đó là mốc quan trọng và dự đoán là đáy của vàng để sau đó hình thành nên 1 xu hướng mới ( xu hướng tăng trung hạn).

STOCKPRO


ICHIMOKU KINKO HYO CỔ ĐIỂN (PHẦN NÂNG CAO)

By: trinhphat.blogspot.com on: 7:49 PM
1.      CẤU TẠO :
      Đồ thị Ichimoku gồm có 5 đường. trong đó có đến 4 đường được tính đơn giản bằng
cách lấy trung bình giá cao nhất và giá thấp nhất (không phải giá đóng cửa).

1.Kijun-Sen = Đường chuẩn = (Giá Cao Nhất + Giá Thấp Nhất) / 2, sử dụng cho 26
phiên. <Kí hiệu : Màu Xanh Lam (BLUE)>. Chú ý các điều sau :
a., Đây là đường quan trọng nhất trong số 5 đường và nó được xem như là đường cân bằng (26). Trong số 26 phiên thì chỉ quan tâm giá cao nhất và thấp nhất trong khoảng đó, còn lại bỏ qua hết (tức trong 26 phiên quá khứ (tính luôn cây nến hiện tại), chỉ quan tâm điểm cao nhất/thấp nhất nằm ở cây nến nào mà thôi.
b., Luôn xảy ra hiện tượng Kijun phẳng tức Kijun là đường thẳng nằm ngang. Có hiện tượng này xảy ra tại vì công thức của nó là dựa trên giá cao nhất và thấp nhất chứ không phải giá đóng cửa. Khi Kijun phẳng, điều này cho thấy 1 vùng cân bằng hình thành tính từ điểm cao nhất và thấp nhất trong vòng 26 phiên đó. Hiện tượng này xảy ra sẽ có “ sức hút” mà hút giá trở về nó khi giá đã đi quá xa so với điểm cao nhất/thấp nhất của 26 phiên. . Lúc này, giá sẽ sideway và men theo đường Kijun phẳng này.

c., Mức cản của đường Kijun tương đối với mạnh trong Ichimoku (tương đương Fibonancy 50%).

LƯU Ý : Hãy lợi dụng yếu tố này như là mức hỗ trợ và kháng cự mạnh để take profit/stop loss nếu bạn muốn. Nhưng cái quan trọng là ứng dụng  của nó kết hợp với Senkou Span B phẳng để dùng làm chiến lược thường xuyên (bởi vì đa số các chiến lược cắt nhau của các đường thường bị trễ). Đây là ứng dụng quan trọng mà sẽ nói ở phần sau.

2. Tenkan-Sen = Đường Chuyển Đổi = (Giá Cao Nhất + Giá Thấp Nhất) / 2, sử dụng
cho 9 phiên. <Kí Hiệu: Màu Đỏ (RED)>. Ứng dụng của đường này :
a. Tenkan Sen là đường chuyển đổi từ đường giá cho nên nó như đường giá và men theo giá. Mục đích của việc chuyển đổi này là làm “trơn” và lọc bỏ các tín hiệu “ nhiễu” ở trong đường giá.
b., Dùng làm tín hiệu cho xu hướng giá ngắn hạn. Khi Tenkan chỉ lên thì cho thấy xu hướng giá đi lên, chỉ hướng xuống cho thấy xu hướng giá đi xuống, đi ngang cho thấy thị trường đang sideway.
c., Làm mức cản khi tenkan đi ngang : cản Tenkan yếu nhất trong hệ thống Ichimoku ( tương đương Fibonancy 38.2%).
 d.,  Kết hợp với Kijun để đưa ra tín hiệu chiến lược giao dịch dựa trên sự giao cắt của 2 đường đó.

3. Chikou Span = Đường Trễ - Cái bóng của giá = Giá đóng cửa hôm nay, được vẽ lùi về sau 26 phiên. <Kí Hiệu : Màu Xanh Lục (GREEN)>. Hãy chú ý 1 vài điểm sau:
+ Thứ nhất, cách xây dựng của Chikou Span dịch chuyển 26 về quá khứ là để cho ta có 1 cái nhìn trực quan hơn bằng mắt thường  khi so sánh giữa giá hiện tại so với giá quá khứ của 26 phiên về trước.
+ Thứ 2 : Chikou được xem như là chỉ báo xác nhận xu hướng đã bắt đầu.
4. Senkou Span A = Đường Dẫn A = (Tenkan-Sen + Kijun-Sen) / 2, được vẽ cho
26 phiên dịch chuyển về trước. <Kí Hiệu : Màu Cam/Vàng ( Orange/Gold)>. Ứng dụng của đường này chỉ là sự giao cắt của nó với Senkou Span B và là thành phần quan trọng tạo ra đám mây ( hình dáng và màu sắc của mây).
5. Senkou Span B = Đường Dẫn B = (Giá Cao Nhất + Giá Thấp Nhất) / 2, sử dụng
cho 52 phiên, được vẽ cho 26 phiên dịch chuyển tới trước. <Kí Hiệu: Màu Nâu/Xám (Brown/Grey)>.  Có 1 vài điểm lưu ý như sau :
a., Cũng như Kijun thì Senkou Span B cũng rất hay phẳng và có sức hút rất mạnh. Khi có hiện tượng này, thì hãy lợi dụng nó để đưa ra giao dịch ngắn hạn ( chú ý là chỉ ngắn hạn rồi thoát ra và mục tiêu take profit tại Senkou Span B phẳng ở phía trước).
b., Khi có hiện tượng này xảy ra, thì giá có khuynh hướng bị hút trở về mây. Và khi Senkou Span phẳng, nó cho ta thấy 1 mức cản rất là mạnh. Một sự phá vỡ nó rất là khó.
Muốn phá vỡ Senkou Span B phẳng thì phải đòi hỏi một lực tác dụng rất là lớn, điều này tương đương với  1 hoặc nhiều cây nến dài và  rất lớn. Hãy chú ý, khác với chiến lược Breakout thì khi giá phá vỡ mức cản nào thì giá có khuynh hướng đi theo xu hướng đó. Nhưng ở đây thì khác, khi giá phá vỡ Senkou Span B phẳng thì nó sẽ bị hút trở về lại, tức là nó retest lại thêm 1 lần nữa. Vậy điều này có ý nghĩa gì?
Hãy nhìn vào hình sau:
Thứ nhất, khi nhìn Senkou Span B phẳng ta sẽ đoán được giá sắp bị hút về mây, đồng thời đoán được giá có phá mây hay không khi nhìn cây nến và price action.
+ Nếu cây nến nhỏ thì chắc chắn nó sẽ bị mây cản lại và dội ra để tiếp tục đi theo xu hướng trước đó.
+ Nếu cây nến lớn thì có thể phá xuyên mây ( dự đoán được 1 sự biến động lớn), nhưng chưa chắc nó sẽ đảo chiều để đi theo xu hướng khác mà có sự hồi lại do sức hút của Senkou Span B phẳng ( như hình ở trên).
Thứ 2, không nên vào lệnh giao dịch khi thấy giá phá mây ở chỗ Senkou Span B phẳng như là chiến lược Kumo Breakout, bởi rất nguy hiểm mà hãy đợi nó retest tức bị hút trở về lại để xem tình hình thị trường thế nào rồi mới giao dịch. Như hình ở trên thì ta thấy hành động của giá tương ứng với sức hút của Senkou Span B phẳng rất mạnh. Giá bị hút rồi lại bật lên rồi bị hút xuống rồi lại lên.

6., Ngoài ra, khoảng cách giữa hai đường Leading Span A và B được gọi là “Kumo” hay “Cloud” – Đám mây.  Vài điểm lưu ý :
·        Đám mây có rất nhiều ứng dụng hữu ích trong phân tích Ichimoku.
Dựa vào màu sắc và hình dáng đám mây phía trước ta có thể dự đoán được xu hướng cũng như tình hình biến động của thị trường.
·        Có thể dùng đám mây để làm mức cản mà hiệu quả nhất là lấy Senkou Span B phẳng làm mức hỗ trợ và kháng cự.
·        Đám mây chính là  sự “ HIỆN DIỆN VÀ PHẢN ÁNH TÂM LÝ THỊ TRƯỜNG”. Nói đúng hơn là đám mây đại diện cho “TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG”. Khi 1 đám mây dày, điều đó chứng tỏ rằng tâm lý thị trường cũng như tâm lý đám đông đang rất vững mạnh và ổn định, khó có gì có thể lay chuyển và phá vở được. Ngược lại, 1 đám mây mỏng thì thể hiện tâm lý yếu cho nên rất dễ thay đổi và bị phá vỡ. Khi giá đi quá xa đám mây, tức là nó đang đi quá xa ngưỡng tâm lý, vượt quá giới hạn cho phép mức cân bằng tâm lý, lúc này ngay lập tức trên thị trường, tâm lý đám đông sẽ điều chỉnh tâm lý ngay để kéo giá trở về điểm cân bằng, tức là gần với đám mây. Hiện tượng này gọi là “ hiện tượng “DÂY THUN” hay là quá trình “TẠO MỲ ỐNG”! Điều này nói lên 1 điều rằng, hiện tượng cân bằng giá và đám mây chính là cân bằng tâm lý mà ở đó có sự điều chỉnh tâm lý đám đông sao cho luôn dao động ở mức cân bằng
Ví dụ1: Hãy nhìn vào hình bên dưới. Đây là biểu đồ M30 của cặp EUR/USD.
Như chúng ta đều biết. Cấu tạo của các đường trong Ichimoku đều lấy giá cao nhất và thấp nhất. Tức nó chỉ quan tâm đến giá cao nhất và thấp nhất trong 1 khoảng đó mà thôi – hay nói cách khác đó là biên đô trên ( cao nhất) và thấp nhất ( biên độ dưới) như hình vẽ. Điều này tạo nên 1 vùng cân bằng mà tại đó đám mây sẽ là trung tâm của biên trên và biên dưới. Bởi vì, đám mây được cấu tạo nên 2 đường Senkou Span A và Senkou Span B ( 2 đường này cũng tính theo công thức giá cao nhất và giá thấp nhất). Vì thế, nhìn vào hình trên, ta thấy giá cứ dao động lên xuống xung quanh vùng cân bằng. Một sự phá vỡ tại biên độ nào đó sẽ hình thành nên vùng cân bằng mới – tức hình thành đám mây mới. Như hình trên, ta thấy cây nến cao nhất đã phá vỡ biên trên. Điều này cho chúng ta thấy, vùng cân bằng đã thay đổi và dịch chuyển lên trên – đám mây màu vàng hiện ở phía trước. Nó sẽ nhanh chóng hút giá trở về thế cân bằng – tức gần đám mây. Giá quá xa – tức là ý muốn nói giá đã vượt ngưỡng biên độ cao nhất hay thấp nhất của khoảng trước đó.
Ví dụ 2: Đây là biểu đồ H4 của chỉ số SP 500 ngày 25/2/13 của Mỹ, giá dường như bị hút rất mạnh để quay lại đám mây.
Giá đã bị đám mây hút quay ngược trở lại ( ngày 8/3/2013) mà không phải đi theo xu hướng như trong chiến lược breakout của Phương Tây. Nhìn vào hình ta thấy giá cứ dao động lên/xuống xung quanh đám mây. 1 sự bứt phá rất mạnh của giá mới thoát khỏi vùng cân bằng (đám mây) ở mũi tên cuối cùng

LỜI KHUYÊN :
NÊN LỢI DỤNG “ SỨC HÚT” CỦA ĐÁM MÂY ĐỂ ĐƯA RA CHIẾN LƯỢC THƯỜNG XUYÊN  - ÁP DỤNG CHO MỌI KHUNG THỜI GIAN. NẾU THẤY  GIÁ Ở XA MÂY VÀ 1 ĐÁM MÂY DÀY ,CÓ HIỆN TƯỢNG SENKOU SPAN B PHẲNG THÌ RẤT CÓ THỂ GIÁ SẼ BỊ HÚT TRỜ VỀ GẦN ĐÁM MÂY – ĐẶT  STOP LOSS/TAKE PROFIT NGAY TẠI SENKOU SPAN B PHẲNG

CHÚ Ý: Cấu tạo của Ichimoku sẽ là Chikou Span – Tenkan/Kijun Sen – Kumo.Tương ứng với QUÁ KHỨ - HIỆN TẠI – TƯƠNG LAI.
QUÁ KHỨ - HIỆN TẠI – TƯƠNG LAI.
Tương lai chỉ là sự lặp đi lặp lại của quá khứ mà thôi. Hay nói cách khác, tương lai chỉ là sự tiếp diễn của quá khứ khi chúng ta đứng nhìn ở hiện tại mà thôi. Chẳng có gì mới mẻ hay sáng sủa dưới ánh mặt trời cả. Khi bạn ở hiện tại hướng mắt nhìn về tương lai thì cũng nên ngoảnh đầu nhìn lại về quá khứ - biết đâu bạn sẽ tìm thấy được điều gì đó.

 BIỂU ĐỒ D1 CHART ( 22/2/13) NASDAD 100 CỦA MỸ ( THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI).
 BIỂU ĐỒ D1 CHART ( 22/2/13) S&P 500 CỦA MỸ ( THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI).
SƠ ĐỒ NHÌN ICHIMOKU
Giải thích sơ đồ :

+ Bước 1 :Khi chúng ta đứng ở hiện tại để dự đoán tương lai ( hiện tại ở đây là đường Tankan Sen và Kijun Sen) thì việc đầu tiên chúng ta phải nhìn là nhìn Kumo ( đám mây).
+ Bước 2 :Sau khi nhìn Kumo, chúng ta quay ngoắt 180 độ về quá khứ  nhìn Chikou Span.
+ Bước 3 : Quay trở lại hiện tại để nhìn đường Tenkan và Kijun thêm 1 lần nữa, sau đó đưa ra dự báo

TỔNG KẾT:
Việc đầu tiên khi bạn mở biểu đồ Ichimoku ra thì phải nhìn xem có cơ hội cho ta giao dịch với sản phẩm đó hay không – Tất cả chỉ trong “ 1 cái nhìn thoáng qua”.
Vậy “cái nhìn thoáng qua” là sao?  Hãy thực hiện các bước sau :
1., Nhìn vào đám mây ở phía trước mặt ( đám mây ở tương lai) với màu sắc và độ dày mỏng của nó để đưa ra dự đoán diễn biến thị trường sắp tới.  Rất đơn giản.
+ Ở 1 uptrend, nếu đám mây màu vàng thì sẽ là xu hướng tăng còn tiếp diễn nhưng nếu đám mây đen xuất hiện ở phía trước mặt. Nó cảnh báo cho ta sắp có 1 hiện tượng “ tiêu cực”, có thể sắp hình thành 1 downtrend trong tương lai. Và tương tự ngược lại cho 1 downtrend.
+ Độ dày mỏng đám mây cho thấy mức biến động của thị trường cũng như mức tâm lý đám đông. Khi nhìn đám mây dày, nó cho ta thấy biến động thị trường khá lớn. Cũng như mức tâm lý của nhà đầu tư rất vững vàng.Còn đám mây mỏng, nó cho thấy mức biến động nhẹ của giá . Tâm lý thị trường khá e dè, do dự. Vậy thì hãy nắm bắt điều này để xác định xem mức cản của nó có mạnh hay không cũng như sức hút của đám mây đó. Thông thường, 1 đám mây dày sẽ có sức hút mạnh hơn đám mây mỏng.
2., Nhìn vào vị trí của giá với đám mây:
+ Nếu giá ở trên mây thì là uptrend.
+ Nếu giá ở trong mây thì sideway tức cân bằng – khuyến cáo không nên giao dịch trong tình huống này bởi không xác định được giá sẽ phá vỡ mây đi lên hay xuống.
+ Nếu giá ở dưới mây, tức là thị trường đang ở xu hướng downtrend.
3., Nhìn vào khoảng cách giữa giá và đám mây. Điều này đã nói và phân tích ở trên.  Hãy nhớ rằng : Giá biến động càng mạnh thì càng tạo ra Kijun và Senkou Span B càng phẳng, tương đương với sức hút càng lớn. Giá khó thoát ra được sức hút mà có xu hướng lên/xuống xoay quanh chỗ Kijun/Senkou Span B phẳng.
Hãy nhìn vào hình sau:  Đây là biểu đồ H1 của chỉ số NASDAD 100 ngày 22/2/13 :
Biểu đồ ngày 25/2/13. Giá bị hút mạnh trở về lại Senkou Span B phẳng.
+ Biểu đồ D1 cặp EUR/USD ( 22/2/2013) sắp bị đám mây hút về trong thời gian sắp tới và có thể đâm xuyên mây.
4., Nhìn vào các đường còn lại : Tenkan, Kijun, Chikou. Xem thử có sự giao cắt giữa các đường hay không? Vị trí giao cắt xảy ra ở đâu so với đám mây? Và trong 1 xu hướng nào? Chikou ở chỗ nào so với đường giá? Tất cả đã được nói ở phần trên.

(Còn tiếp, phần nâng cao)



ICHIMOKU KINKO HYO CỔ ĐIỂN (PHẦN CƠ BẢN)

By: trinhphat.blogspot.com on: 4:53 AM

 

Our Team Members

Copyright © Trinh Phat | Designed by Templateism.com | WPResearcher.com